THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÁNG 8 NĂM 2012
BÁO CÁO
Phân Tích Thị Trường Lao Động Tháng 7/2012 Và Dự Báo Cung - Cầu Nhân Lực Tháng 8/2012
Trong tháng 7 năm 2012, Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố Cần Thơ đã thực hiện khảo sát, cập nhật thông tin cung – cầu lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ tại 601 doanh nghiệp với tổng số 5995 nhu cầu tuyển dụng lao động, và thu thập thông tin của hơn 3150 người lao động có nhu cầu tìm việc làm tại thành phố. Trung tâm tổng hợp, phân tích định hướng về tình hình thị trường lao động thành phố như sau:
I. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ CUNG – CẦU NHÂN LỰC THÁNG 7/2012:
1. Về cơ cấu ngành nghề:
Trong tháng 7/2012, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ còn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp tiếp tục đối đầu với nhiều vấn đề như: khát vốn nhưng vẫn cố gắng duy trì sản xuất kinh doanh; thị trường ế ẩm, hàng tồn kho ứ đọng không bán được, công nợ phải thu, phải trả rất lớn, nhiều chi phí phải trang trải làm giảm năng lực sản xuất kinh doanh và giảm sút khả năng trả nợ-lãi cho ngân hàng... Do đó nhiều doanh nghiệp tiếp tục thu hẹp sản xuất, cắt giảm chi phí kinh doanh, cơ cấu lại nguồn nhân lực công ty.
Tình hình nhân lực thành phố Cần Thơ tháng 7/2012 có chỉ số cầu nhân lực tăng 1,94% so với tháng 6/2012. Một số ngành nghề có chỉ số cầu nhân lực tăng mạnh so với tháng trước như: Nhân lực phổ thông; Ngân hàng; Nhân viên tiếp thị, Ngoại thương, thương mại; Dịch vụ…Bên cạnh đó, có một số ngành nghề có chỉ số cầu nhân lực giảm nhiều so với tháng 6/2012 như: Bán hàng; Văn phòng, thư ký; Ngành nghề khác…
Một số ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhân lực nhiều trong tháng như: Nhân lực phổ thông (30.49%); Kinh doanh, kinh tế (10.54%); Nhân viên tiếp thị (8.07%); Bán hàng (6.86%); Ngân hàng (6.41%); Ngành nghề khác (6.17%)…
6 ngành nghề có chỉ số cầu nhân lực nhiều nhất trong tháng 7 năm 2012
Nguồn cung nhân lực trong tháng 7/2012 có xu hướng tăng lên rõ so với tháng 6/2012, tăng 18,92%. Do trong tháng có một số lượng sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp tốt nghiệp có nhu cầu tìm việc cao. Các ngành nghề có nhu cầu tìm việc cao trong tháng là: Kinh doanh, kinh tế; Nhân viên kế toán; Bán hàng; Văn phòng, thư ký; Công nghệ thông tin; Kiến trúc, xây dựng…
6 ngành nghề có chỉ số cung nhân lực nhiều nhất trong tháng 7 năm 2012
Nhìn chung, thị trường lao động trong tháng 7/2012 vẫn phát sinh nhiều nghịch lý giữa cung – cầu lao động, một số nhóm ngành nghề có sự chênh lệch và mất cân đối giữa nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc rõ rệt:
- Nhân lực phổ thông: nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong tháng 7/2012 tiếp tục tăng lên so với tháng 6/2012 đạt mức 30.49%, trong khi nhu cầu tìm việc của nhóm nghề này chỉ được 2.09% không đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
- Bán hàng: nhu cầu tuyển dụng trong tháng 7/2012 chiếm 6.86% giảm mạnh so với tháng 6/2012 là 25.05%. Mặc dù giảm nhiều so với tháng trước nhưng ngành nghề bán hàng vẫn đạt mức cao và phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang rất chú trọng tuyển dụng nhân lực có năng lực, tay nghề cao.
- Kế toán: Nhu cầu tuyển dụng trong tháng của ngành kế toán chỉ chiếm ở mức 2.35%, trong khi nhu cầu tìm việc lại chiếm 16.24%. Qua đó ta thấy được tình trạng cung vượt quá cầu nhưng doanh nghiệp vẫn không tuyển đủ lao động và tồn tại sự mất cân đối giữa chất lượng và số lượng nguồn nhân lực.
Bảng số liệu thống kê phân tích chỉ số cầu nhân lực theo ngành nghề trên địa bàn thành phố Cần Thơ tháng 7 năm 2012
STT |
Ngành nghề |
Chỉ số |
Chỉ số |
1 |
Bán hàng |
25.05 |
6.86 |
2 |
Bảo hiểm, bất động sản |
0.49 |
1.42 |
3 |
Bưu chính, viễn thông |
0.70 |
0.37 |
4 |
Chính phủ, phi lợi nhuận |
0.00 |
0.00 |
5 |
Cơ khí, chế tạo |
0.24 |
0.45 |
6 |
Công nghệ thông tin |
2.52 |
0.58 |
7 |
Dầu khí, hóa chất |
0.34 |
0.20 |
8 |
Dịch vụ |
0.58 |
5.30 |
9 |
Điện, điện tử |
1.55 |
0.83 |
10 |
Du lịch, khách sạn |
1.99 |
0.17 |
11 |
Giám đốc, nhân lực cao cấp |
0.02 |
0.08 |
12 |
Giáo dục, đào tạo |
0.87 |
0.63 |
13 |
Giao thông, vận tải |
0.24 |
1.05 |
14 |
Khoa học, môi trường |
0.41 |
0.00 |
15 |
Kiến trúc, xây dựng |
1.22 |
0.18 |
16 |
Kinh doanh, kinh tế |
10.93 |
10.54 |
17 |
Kỹ thuật ứng dụng |
0.02 |
0.15 |
18 |
Luật, pháp lý |
0.03 |
0.02 |
19 |
Mỹ thuật, nghệ thuật |
0.20 |
1.10 |
20 |
Ngân hàng |
0.22 |
6.41 |
21 |
Ngành nghề khác |
19.23 |
6.17 |
22 |
Ngoại ngữ |
0.02 |
0.02 |
23 |
Ngoại thương, thương mại |
0.10 |
4.30 |
24 |
Nhân lực phổ thông |
21.97 |
30.49 |
25 |
Nhân viên kế toán |
0.85 |
2.35 |
26 |
Nhân viên tiếp thị |
2.62 |
8.07 |
27 |
Nông nghiệp, thực phẩm |
0.56 |
1.27 |
28 |
Quản lý, trợ lý |
1.16 |
3.09 |
29 |
Sản xuất |
0.00 |
0.05 |
30 |
Thợ hàn |
0.00 |
0.02 |
31 |
Thủy, hải sản |
0.19 |
0.47 |
32 |
Tư vấn |
3.28 |
2.52 |
33 |
Văn phòng, thư ký |
1.75 |
0.30 |
34 |
Xuất khẩu lao động |
0.00 |
1.67 |
35 |
Xuất nhập khẩu |
0.07 |
0.27 |
36 |
Y, dược |
0.60 |
2.60 |
Tổng số ( 100% = Số người ) |
5881 |
5995 |
2. Về cơ cấu trình độ nghề:
Trong tháng 7/2012, các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, cụ thể như sau: trình độ Trên Đại học (0.12%), Đại học – Cao đẳng (18.00%), Trung cấp – Sơ cấp (22.40%), Lao động phổ thông (59.48%). Tập trung chủ yếu và các ngành nghề như: Ngân hàng; Kinh danh, kinh tế; Nhân viên tiếp thị; Y, dược; Ngoại thương, thương mại; Nhân viên kế toán…Trong đó, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Trung cấp nghề đạt ở mức cao (21.03%) trong các ngành nghề như: Ngân hàng; Nhân viên tiếp thị; Y, dược; Kinh doanh, kinh tế…
Cơ cấu tuyển dụng lao động theo trình độ nghề tháng 7 năm 2012
STT |
Trình Độ |
Chỉ số tháng 7 (%) |
1 |
Lao động phổ thông |
59.48 |
2 |
Sơ cấp nghề |
1.37 |
3 |
Trung cấp (CN-TCN) |
21.03 |
4 |
Cao đẳng (CN-CĐN) |
10.43 |
5 |
Đại học |
7.57 |
6 |
Trên đại học |
0.12 |
Tổng số ( 100% = Số người ) |
5995 |
Cơ cấu tuyển dụng lao động theo trình độ nghề tháng 7 năm 2012
STT |
Trình Độ |
Chỉ số tháng 7 (%) |
1 |
Lao động phổ thông |
6.84 |
2 |
Sơ cấp nghề |
1.61 |
3 |
Trung cấp (CN-TCN) |
9.88 |
4 |
Cao đẳng (CN-CĐN) |
15.57 |
5 |
Đại học |
65.81 |
6 |
Trên đại học |
0.28 |
Tổng số ( 100% = Số người ) |
3150 |
Mặc dù nguồn cung lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng tăng nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa tuyển đủ và thiết hụt nhân lực. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp ngày càng chú trọng tuyển dụng lao động phải có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, nhưng nguồn cung nhân lực ở địa bàn thành phố chủ yếu là số lượng sinh viên mới tốt nghiệp có chuyên môn nhưng thiếu kinh nghiệm làm việc, nên đã tạo nên sự chênh lệch cao giữa cung – cầu theo trình độ, thể hiện rõ ở các nhóm ngành như: Nhân viên kế toán; Điện, điện tử; Văn phòng, thư ký; Nhân viên tiếp thị; Công nghệ thông tin….
Chỉ số cầu nhân lực theo trình độ
Chỉ số cung nhân lực theo trình độ
II. DỰ BÁO CUNG – CẦU NHÂN LỰC THÁNG 8 NĂM 2012:
Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ tháng 8/2012 được dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người lao động. Các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự ổn định phát triển sản xuất kinh doanh và cơ cấu nguồn nhân lực. Hiện tượng người lao động thay đổi chỗ làm, thất nghiệp, đến đăng ký bảo hiểm thất nghiệp vẫn tăng theo hướng không ổn định, lượng sinh viên mới tốt nghiệp chưa có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.
Dự kiến nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong tháng 8/2012 tăng khoảng 6200 lao động, chú trọng tuyển dụng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Cụ thể trình độ trên đại học chiếm khoảng 0.1%, đại học, cao đẳng khoảng 19.50%, trung cấp khoảng 26%, sơ cấp nghề và lao động phổ thông khoảng 54.4%, tập trung chủ yếu vào các ngành nghề như: Kinh doanh, kinh tế; Ngoại thương, thương mại; Nhân viên kế toán; Nhân lực phổ thông; Nhân viên tiếp thị; Bán hàng…
Về nguồn cung nhân lực sẽ có xu hướng tăng trong tháng 7/2012 và tăng nhiều vào những tháng cuối năm 2012, do một lượng lớn học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường có nhu cầu tìm việc làm, những người lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật muốn thay đổi việc làm, mất việc và tìm việc làm khác cũng có nhu cầu tìm việc cao. Và tập trung vào các ngành nghề như: Kinh doanh, kinh tế; Nhân viên kế toán; Điện, điện tử; Công nghệ thông tin; Xây dựng...