NGƯỜI LAO ĐỘNG, CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP CÓ HÀNH VI VI PHẠM TRỌNG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
NGƯỜI LAO ĐỘNG, CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP CÓ HÀNH VI VI PHẠM TRỌNG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp được triển khai thực hiện nhiều năm nay và được xem là bệ đỡ kịp thời cho người lao động bị mất việc làm, đã đi vào cuộc sống và có tác động trực tiếp, thiết thực đến lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động góp phần an sinh xã hội. Tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp có quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động nghiệp khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng như trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề khi tham gia dạy nghề cho người lao động theo chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, trong trường hợp người lao động, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa thực hiện đúng, đủ trách nhiệm của mình thì bị xử phạt như thế nào? Bài viết này đề cập đến những hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với người lao động, cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Nghị định số 12/2022/NĐ-CP). Cụ thể như sau:
1. Đối với người lao động có hành vi vi phạm về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 40 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP như sau:
a. Mức xử phạt
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
b. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.
2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có hành vi vi phạm về đào tạo nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề được quy định tại khoản 5, khoản 7 Điều 41 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có một trong các hành vi sau đây:
- Tổ chức dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà người lao động được hỗ trợ học nghề;
b. Biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện dạy nghề đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề đối với hành vi vi phạm “tổ chức dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà người lao động được hỗ trợ học nghề” nếu người lao động có yêu cầu;
- Buộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp nộp lại số tiền đã trục lợi cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm “Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Từ ngày 10 tháng 10 năm 2013, các hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm thất nghiệp chính thức được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP. Qua gần 9 năm thực hiện, 01 lần sửa đổi, bổ sung và 02 lần thay thế văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế. Để những quy định này đến gần với người dân hơn cũng như để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi tham gia dạy nghề cho người lao động theo chính sách bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động được biết và thực hiện đúng quy định pháp luật thì rất cần sự chung tay chia sẻ, lan tỏa thông tin của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị tại địa phương./.